Tin tức

TRUNG HÒA CARBON LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI TRUNG HÒA CARBON?

Carbon Dioxide (CO2) là khí nhà kính chiếm tỷ trọng cao nhất cũng như là nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên và gây ra hàng loạt các hệ lụy đáng lo ngại cho toàn bộ hệ sinh thái toàn cầu. Chính vì vậy, các hành động hướng tới mục tiêu Net Zero nói chung hay Trung hòa Carbon nói riêng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

1. Trung hòa Carbon là gì? 

Carbon Neutral (Trung hòa carbon) là trạng thái cân bằng giữa lượng khí thải CO2 thải ra từ các hoạt động sản xuất, vận chuyển với lượng khí thải CO2 hấp thụ khỏi khí quyển. Việc cắt giảm lượng phát thải CO2 thường được thực hiện bằng cách loại bỏ Carbon hoặc đền bù Carbon.

carbon-neutral.webp

2. Tại sao Trung hòa Carbon là mục tiêu không thể trì hoãn? 

Tại Hội nghị lần thứ 24 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 24), Tổ chức Germanwatch đã công bố báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn 2019. Báo cáo này cho thấy hậu quả ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu nếu không nhanh chóng hành động, tình hình sẽ ngày càng khó kiểm soát. Trong đó, đáng chú ý là Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu.  

bien-doi-khi-hau.webp

Các quốc gia trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng phải liên tiếp hứng chịu những sự thay đổi thất thường từ mẹ thiên nhiên và hầu như không có đủ thời gian để khắc phục hậu quả sau những đợt thiên tai vồ vập đó.  Báo cáo cũng phản ánh những con số đáng báo động khi tổng kết được hơn 11.5000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt diễn ra từ năm 1998 - 2017 đã làm cho 526.000 người thiệt mạng và nâng mức thiệt hại lên khoảng 3,47 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.

tai-hoa-thien-nhin.webp

Trước những thách thức đó, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới cần tăng cường nỗ lực thích ứng cũng như thực hiện nhiều giải pháp thiết thực trong nhiệm vụ chống biến đổi lại khí hậu. Để khái niệm "Trung hòa Carbon" không chỉ dừng lại là một xu hướng mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện vì sự sống của hành tinh. 

Nói tóm lại, mục tiêu Trung hòa Carbon đòi hỏi cam kết mạnh mẽ, cần thực hiện một cách cụ thể, nhanh chóng và không thể trì hoãn. Trung hòa Carbon là một bước quan trọng trên hành trình chinh phục phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), cho thấy cam kết của các tổ chức trong việc bắt đầu hành động để giảm thiểu tác động của mình lên môi trường.

3. Làm thế nào để đạt được trạng thái Trung hòa Carbon?

Trung hòa Carbon là một quá trình dài cần có sự cần có sự nỗ lực của tất cả các bên, từ các chính phủ, doanh nghiệp đến mỗi cá nhân. Để đạt được trạng thái Trung hòa Carbon một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững, có thể thực hiện thông qua các bước sau:

3.1  Đo lường - Tính toán hàm lượng phát thải CO2

Khi đo lường và hiểu rõ lượng khí thải carbon mà doanh nghiệp sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng ngày, sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ nguồn gốc chính của khí thải, định lượng và các khu vực cần tập trung để cắt giảm. 

Hàm lượng Carbon có thể được tính toán thông qua các phương pháp như sử dụng hệ số phát thải, phân tích chu trình vòng đời (Life Cycle Assessment – LCA) hay mô phỏng khí hậu (Climate Modeling). 

Việc lựa chọn phương pháp tính toán sẽ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng, độ chính xác cần thiết cũng như tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp.

3.2 Cắt giảm phát thải CO2

- Sử dụng năng lượng tái tạo: Để chuyển đổi xanh, việc loại bỏ dần nhiệt điện than, tiến tới sử dụng năng lượng tái tạo, xanh, sạch hơn là yêu cầu tất yếu. Việc đầu tư và ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy điện hay nhiên liệu sinh khối không chỉ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch mà còn góp phần loại bỏ khí thải CO2 một cách hiệu quả, bền vững.

dung-nang-luong-xanh.webp

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm: Nên nắm bắt các cơ hội chuyển giao công nghệ và áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa các quy trình sản xuất và vận chuyển cũng  là một cách hiệu quả để giảm lượng khí thải carbon.

- Thu gom và lưu trữ khí thải CO2: Các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ CCS (Carbon Capture and Storage) để thu hồi CO2 từ các nguồn phát thải, sau đó  vận chuyển tới các điểm lưu giữ an toàn, lâu dài như các cấu tạo địa chất sâu dưới lòng đất, lòng biển...Công nghệ này có thể được áp dụng trong các cơ sở sản xuất năng lượng hoặc các nhà máy phát thải lượng lớn CO2. 

luu-tru-carbon.webp

- Tăng cường tái chế, tái sử dụng: Đây là một trong những biện pháp giúp cắt giảm lượng rác thải hiệu quả, tận dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi quá trình phân hủy của rác thải sẽ sản sinh ra khí metan, một loại khí thải nhà kính gây hại. Đồng thời, việc thúc đẩy tái chế và tái sử dụng còn giúp doanh nghiệp hạn chế tiêu thụ tài nguyên mới từ đó đóng góp vào việc giảm phát thải CO2.

3.3 Bù đắp CO2

- Mua tín chỉ carbon: là một cách để bù đắp lượng khí thải carbon mà doanh nghiệp tạo ra thông qua trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp, tổ chức có thể mua tín chỉ carbon từ các dự án giảm phát thải để bù đắp lượng khí thải của mình.

mua-tin-chi-carbon.webp

- Đầu tư vào các dự án giảm phát thải: Các dự án giảm phát thải bao gồm trồng rừng, thu hồi carbon,… Các doanh nghiệp, tổ chức có thể đầu tư vào các dự án này để bù đắp lượng khí thải không thể giảm được.

4. Thuận Hải đồng hành cùng khách hàng hướng tới "Trung hòa Carbon"

Thuận Hải luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình chinh phục mục tiêu “Trung hòa Cacbon” và đó cũng chính động lực để chúng tôi đẩy mạnh triển khai và phát triển các dự án sử dụng năng lượng sạch, xanh, thân thiện với môi trường. Trong đó, nổi bật là dự án mở rộng chuỗi sản xuất và cung ứng Biomass trên toàn quốc. 

Ngoài ra, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình trong việc khám phá và đầu tư nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới đảm bảo mang đến những giải pháp năng lượng Hơi - Nhiệt - Điện hiệu quả, giúp các khách hàng giảm thiểu đáng kể lượng carbon trong quá trình sản xuất. 

 

Liên hệ với Thuận Hải để được tư vấn về các giải pháp năng lượng hiệu quả, tối ưu, toàn diện. 

Theo dõi Thuận Hải

Có Thể Bạn Quan Tâm

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ? CÁC LOẠI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ? CÁC LOẠI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Tuy còn khá mới nhưng hiện tại nguồn năng lượng tái tạo đang dần trở thành xu hướng của toàn cầu và mang đến những chuyển biến tích cực trong tương lai như giảm phát thải carbon, các chất ô nhiễm, biến đổi khí hậu.

NET ZERO LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NET ZERO?

NET ZERO LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NET ZERO?

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức mang tính toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người và toàn bộ hệ sinh thái trên hành tinh. Trước mối đe dọa này, các hành động hướng tới mục tiêu Net Zero cần được các quốc gia cấp thiết thực hiện và cam kết trách nhiệm vì mục tiêu chung.

XU HƯỚNG NET ZERO CARBON TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

XU HƯỚNG NET ZERO CARBON TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

“Net zero carbon” trong ngành công nghiệp năng lượng là một mục tiêu lớn toàn cầu, yêu cầu nỗ lực và đầu tư đáng kể. Nhưng là tiến trình cấp thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu và đảm bảo một tương lai bền vững.

0395 69 79 89