Tin tức

XU HƯỚNG NET ZERO CARBON TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

“Net zero carbon” trong ngành công nghiệp năng lượng là một mục tiêu lớn toàn cầu, yêu cầu nỗ lực và đầu tư đáng kể. Nhưng là tiến trình cấp thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu và đảm bảo một tương lai bền vững.

Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu và ngành năng lượng là một trong những nguồn gây ra lượng khí thải nhà kính lớn. Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia đã bắt đầu hành động để đạt được mục tiêu toàn cầu “net zero carbon” (khí thải carbon tới gần bằng không) vào năm 2050. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về xu hướng và thách thức trong quá trình đạt được mục tiêu “net zero carbon” của ngành công nghiệp năng lượng.

“Net zero carbon” trong ngành công nghiệp năng lượng là một mục tiêu lớn toàn cầu, yêu cầu nỗ lực và đầu tư đáng kể. Nhưng là tiến trình cấp thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu và đảm bảo một tương lai bền vững. Bằng việc chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí carbon, chúng ta có thể đạt được sự cân bằng giữa khí thải nhà kính được sản xuất và lượng khí thải được loại bỏ khỏi không khí.

1. “Net zero carbon” là gì?

“Net zero carbon” là sự cân bằng giữa lượng khí thải nhà kính được sản xuất và lượng khí thải được loại bỏ khỏi không khí. Điều này có thể đạt được bằng cách giảm khí thải và tăng cường việc loại bỏ CO2 thông qua các biện pháp tự nhiên hoặc nhân tạo, giảm ảnh hưởng đối với biến đổi khí hậu và góp phần vào việc duy trì sự cân bằng khí hậu toàn cầu.

co2-emission.webp

2. “Net zero carbon” trong ngành công nghiệp năng lượng

2.1 Năng lượng tái tạo

Ngành công nghiệp năng lượng tạo ra lượng khí thải nhà kính lớn, chiếm khoảng 73% tổng lượng khí thải toàn cầu. Vì vậy, giảm lượng khí thải trong ngành công nghiệp này là rất quan trọng để đạt được mục tiêu “net zero carbon”. Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng điện hơi,… đang ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp năng lượng. Các công ty đang đẩy mạnh đầu tư vào việc phát triển công nghệ sản xuất năng lượng mà không gây ra khí thải carbon, giúp đạt được mục tiêu “net zero carbon”.

green-energy.webp

2.2 Nhiên liệu tái tạo biomass

Việc đạt được “net zero carbon” trong ngành công nghiệp năng lượng không hề dễ dàng. Một trong những thách thức lớn nhất là chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang nguồn nhiên liệu tái tạo. Biomass là một nguồn nhiên liệu tái tạo từ các vật liệu hữu cơ như gỗ, cỏ, rơm và các loại phế phẩm sinh học. Sử dụng nhiên liệu tái tạo biomass giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon ra môi trường và tạo ra nguồn năng lượng sạch, bền vững cho ngành công nghiệp.

biomass-nhien-lieu-xanh.webp

3. Cam kết “net zero carbon” của các Quốc gia

Nhiều Quốc gia đã đặt ra mục tiêu “net zero carbon” vào năm 2050. Các Quốc gia lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều đưa ra các kế hoạch và chính sách hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất nhằm giảm thiểu lượng khí thải CO2.

Theo định hướng phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam, đến năm 2030 tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng đạt khoảng 15-20% và vào năm 2045 sẽ đạt khoảng 25-30%. Khi đó, vai trò của năng lượng tái tạo sẽ ngày càng được khẳng định trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

net-zero.webp

Kết luận

Mục tiêu “net zero carbon” trong ngành công nghiệp năng lượng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, quốc gia và tổ chức. Dự báo việc đạt được mức độ “net zero carbon” có thể mất vài thập kỷ, nhưng từ sự cam kết của tất cả các bên sẽ làm cho mục tiêu này trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Theo dõi Thuận Hải

Có Thể Bạn Quan Tâm

CÔNG NGHIỆP XANH: BƯỚC CHUYỂN MÌNH TẤT YẾU CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÔNG NGHIỆP XANH: BƯỚC CHUYỂN MÌNH TẤT YẾU CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Sự khủng hoảng nhiên liệu hoá thạch đang dần trở thành mối đe dọa cho các quốc gia lấy nền công nghiệp làm nguồn lực chủ yếu, Biomass xuất hiện như một giải pháp thay thế hữu hiệu cho ngành công nghiệp năng lượng.

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI

Năng lượng sinh khối đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất của đời sống và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho môi trường, kinh tế và xã hội.

NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI VIỆT NAM: TIỀM NĂNG & THÁCH THỨC

NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI VIỆT NAM: TIỀM NĂNG & THÁCH THỨC

Việt Nam sở hữu trữ lượng sinh khối khổng lồ, ước tính khoảng 200 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), chiếm khoảng 25% tổng tiềm năng năng lượng tái tạo của cả nước.

CTA Hơi - Nhiệt - Điện

Hãy để Thuận Hải giúp bạn giải quyết bài toán năng lượng

HƠI - NHIỆT - ĐIỆN
0395 69 79 89