Tin tức
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ? CÁC LOẠI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Tuy còn khá mới nhưng hiện tại nguồn năng lượng tái tạo đang dần trở thành xu hướng của toàn cầu và mang đến những chuyển biến tích cực trong tương lai như giảm phát thải carbon, các chất ô nhiễm, biến đổi khí hậu.
1. Năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng sạch là gì?
Năng lượng tái tạo còn được hiểu là năng lượng tái sinh hay năng lượng sạch hoàn toàn. Chúng được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục hoặc có thể phục hồi lại trong quá trình sử dụng như gió, mưa, nhiệt, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều…
Trong thời gian gần đây, năng lượng tái tạo mới được ứng dụng trên diện rộng và nhiều lĩnh vực như nhiên liệu động cơ, phát điện, làm mát... trong sản xuất công nghiệp và dân dụng. Các nguồn tái tạo liên tục được khai thác và nghiên cứu để đạt mục tiêu sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, điều này còn mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu lượng khí carbon và các loại ô nhiễm khác.
2. Sự khác nhau giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo?
Năng lượng tái tạo và không tái tạo đều là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hiện đại. Song, để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của chúng, chúng ta cần xem xét một số điểm đặc biệt như sau:
2.1 Khả năng tái tạo
Năng lượng không tái tạo bao gồm các nguồn như than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các nguồn khác không có khả năng phục hồi. Chúng phân bổ khắp nơi trên trái đất nhưng nguồn năng lượng này sẽ cạn kiệt theo thời gian với tốc độ nhanh để theo kịp mức tiêu thụ và không thể phục hồi.
Ngược lại, năng lượng tái tạo bao gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, nhiên liệu sinh học, nhiệt độ địa nhiệt và các nguồn năng lượng khác lại có khả năng tái tạo và sản sinh liên tục.
2.2 Tính bền vững
Chúng ta không thể sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ, khí đốt…một cách lâu dài, vì chúng có trữ lượng giới hạn và không tái sinh. Do vậy, nguồn năng lượng này không có tính bền vững.
Trong khi đó, các nguồn tài nguyên tái tạo như gió, mưa, nhiệt, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều,... có thời hạn sử dụng gần như vô tận. Năng lượng tái tạo chính là mắt xích quan trọng giúp đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu.
2.3 Những tác động đến môi trường
Năng lượng không tái tạo trong quá trình khai thác, sử dụng thường ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường. Trong khi đó, năng lượng tái tạo được sử dụng với mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường cho thế hệ sau nhờ việc giảm lượng khí CO2 ra bầu khí quyển, giảm hiệu ứng nhà kính… Vì vậy, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ gió, mưa, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt… ngày càng quan trọng trong cuộc sống.
3. Lợi ích của năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là 5 lợi ích của năng lượng tái tạo:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Lợi ích lớn nhất của năng lượng tái tạo là giảm thiểu lượng khí thải carbon từ lò đốt than, khí thải ô nhiễm từ xe cộ, nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp và các chất gây ô nhiễm khác lên mặt đất, nguồn nước và không khí.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn năng lượng như ánh sáng, gió, nước đều không gây tác động tiêu cực lên môi trường nên không suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Giảm sự phụ thuộc của các quốc gia vào các nguồn năng lượng hóa thạch: Các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng. Nhiều quốc gia lo ngại sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống. Vì vậy, việc giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp năng lượng đặc quyền đang là vấn đề quan trọng hàng đầu.
- Kiểm soát nhiệt độ toàn cầu và hạn chế biến đổi khí hậu: Các nguồn năng lượng sạch giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm lượng carbon và chất gây hiệu ứng nhà kính, góp phần kiểm soát hiện tượng trái đất nóng lên.
- Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Năng lượng tái tạo giúp tăng cường sự ổn định và độc lập trong việc cung cấp năng lượng. Đó là lý do mà các quốc gia luôn nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhiều nhất có thể. Giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài.
4. Các loại năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trên thế giới
4.1 Năng lượng gió
Năng lượng gió được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa các vùng khác nhau trên bề mặt trái đất. Năng lượng gió được khai thác bằng cách sử dụng các tuabin gió. Khi tốc độ gió tăng, sản lượng lượng điện cũng tăng lên đạt công suất tối đa cho tuabin. Các tua bin gió thường có công suất lớn khoảng 600 kw đến 9mw.
4.2 Năng lượng mặt trời
Đây là nguồn năng lượng tái sinh phổ biến hiện nay, được sử dụng vào việc tạo ra điện cung cấp cho các thiết bị điện, làm nước nóng… trong đời sống hàng ngày, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ như hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt không tạo ra carbon gây hiệu ứng nhà kính.
4.3 Năng lượng thủy điện
Năng lượng thủy điện được tạo ra bởi sự chuyển động của các tuabin và dòng nước. Các dòng nước như thác có tốc độ nhanh sẽ sản sinh ra năng lượng. Năng lượng thủy điện thường ổn định hơn so với năng lượng gió và mặt trời do tính dễ dự đoán và ổn định của lưu lượng nước. Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này lại tác động đến con người và quần thể sinh vật sống trong khu vực đó. Và thủy điện cũng làm giảm dòng chảy tự nhiên và chuyển hướng dòng chảy.
4.4 Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học hay còn gọi là năng lượng sinh khối có nguồn gốc từ động vật và cây trồng và các chất thải hữu cơ. Quá trình sản xuất năng lượng từ sinh khối thường bao gồm việc đốt cháy và phân hủy các vật liệu hữu cơ như gỗ, trấu, bã mía, bã bắp… tạo thành nhiệt và điện năng. Năng lượng sinh học giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide và hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch nên giảm thiểu hiệu quả những tác động tiêu cực lên môi trường, khí hậu và con người.
4.5 Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt được sinh ra từ sự hình thành ban đầu của hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất. Với nguồn năng lượng địa nhiệt từ 80-200 độ C, có thể ứng dụng trong việc sấy nông thủy sản, sưởi ấm cho các nhà máy, căn hộ. Các nhà máy biến nhiệt địa thành điện, sử dụng hơi nước trực tiếp từ bên dưới mặt đất. Tuy nhiên, những địa điểm này thường có vị trí đặc biệt như nằm ngay bên trên vết đứt gãy lớn của lòng trái đất. Nước ta có tiềm năng phát triển địa nhiệt mạnh mẽ nhưng đa số phân bố rải rác nên khó xây dựng nhà máy khai thác quy mô lớn.
4.6 Năng lượng chất thải rắn
Việc sử dụng năng lượng chất thải rắn là biện pháp tái chế rác thải hữu cơ hiệu quả. Việc chuyển hóa này không chỉ xử lý được chất thải thành điện năng làm còn giảm phát thải nhà kính. Năng lượng chất thải rắn hiện nay được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển.
4.7 Năng lượng thủy triều
Thủy triều được tận dụng để tạo ra điện. Song với mức chi phí đầu tư tốn kém và chỉ thực hiện được ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao thì chuyển đổi năng lượng từ thủy triều vẫn còn rất hạn chế.
4.8 Năng lượng Hydrogen
Hydrogen cung cấp năng lượng cho động cơ điện tương tự như pin lưu trữ điện. Nếu sử dụng nhiên liệu đốt hydrogen, ô nhiễm trong các thành phố lớn được giảm một cách đáng kể. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường mà con người đang hướng đến trong tương lai.
Những cải tiến bền vững mà năng lượng tái tạo đang mang đến những kết quả khả quan. Do đó, con người cần tận dụng tốt các yếu tố sẵn có từ thiên nhiên, thúc đẩy ngành năng lượng sạch trong tương lai gần.
5. Thuận Hải ứng dụng năng lượng tái tạo
Với vai trò cung cấp đa dạng các nguồn năng lượng hiệu quả cho các nhà máy sản xuất đi cùng mục tiêu hướng đến Net Zero, Thuận Hải đang nhanh chóng bắt kịp xu thế toàn cầu, nhanh chóng chuyển đổi và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sạch từ nguồn nhiêu liệu sinh khối. Thuận Hải đã đầu tư các nhà máy sản xuất biomass như viên nén trấu, viên nén gỗ, củi băm với tổng công suất lên đến 1 triệu tấn/năm.
Nhờ đó, Thuận Hải tiết kiệm chi phí vận hành, chủ động trong việc cung cấp năng lượng, xanh hóa ngành năng lượng. Với sự hỗ trợ của công nghệ, hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quốc tế, Thuận Hải đang góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy ngành năng lượng sạch trong tương lai gần, đưa Việt Nam hoàn thành cam kết Net Zero vào năm 2030.
Theo dõi Thuận Hải
Có Thể Bạn Quan Tâm



CHUỖI CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU KHÉP KÍN CỦA THUẬN HẢI
Thuận Hải tự hào sở hữu chuỗi logistic toàn diện, đặt mục tiêu cung cấp giải pháp nhiên liệu một cách an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm cho khách hàng. Hệ thống bao gồm các phương tiện vận chuyển và lưu trữ hiện đại, hợp nhất từ giai đoạn thu mua nguyên liệu đến quá trình phân phối sản phẩm.