Tin tức

DẤU CHÂN CARBON LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM DẤU CHÂN CARBON?

Con người đi đến đâu, "Dấu chân Carbon" sẽ xuất hiện ở đó. Đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng lượng khí thải nhà kính, góp phần thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt trên toàn cầu.

1. Dấu chân Carbon là gì?

Dấu chân Carbon (Carbon Footprint) là một khái niệm dùng để đo lường lượng khí nhà kính (chủ yếu là Carbon Dioxide - CO2)  phát thải ra môi trường bởi tác động của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong một khoảng thời gian nhất định. 

co2-footprint.webp

Dấu chân Carbon thường được đo lường bằng đơn vị tấn CO2 tương đương (tCO2e). Việc tính toán dấu chân carbon không chỉ giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của "mỗi bước đi" trên ngôi nhà chung, mà còn là tiền đề thúc đẩy thay đổi từ nhận thức đến hành động trong hành trình chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và hướng tới một tương lai bền vững. 

2. Dấu chân Carbon xuất hiện như thế nào?

Dấu chân Carbon xuất hiện trong mọi hoạt động của đời sống, từ việc sử dụng năng lượng, di chuyển thông qua các phương tiện giao thông, ăn uống đến tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, đều góp phần "in đậm" dấu chân này. 

Ví dụ: Khi chúng ta lái xe thì "dấu chân carbon" không đơn giản chỉ xuất hiện trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sử dụng (như xăng, dầu) thải ra CO2 trực tiếp ra môi trường, mà nó còn xuất hiện từ quá trình khai thác nhiên liệu dưới lòng đất, đến quá trình phân phối đến các trạm xăng công cộng. Chưa kể đến khối lượng CO2 được giải phóng trong quá trình sản xuất xe mà chúng ta sử dụng.

find-carbon.webp

Có thể nói, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia đều có số đo dấu chân carbon khác nhau. Nếu mỗi người Ấn Độ mỗi năm chỉ thải ra 1,7 tấn CO2, người Trung Quốc thải ra 7.2 tấn CO2/năm thì kích thước dấu chân carbon của người Mỹ để lại lên đến 16,5 tấn CO2/năm và tại Việt Nam rơi khoảng 2.3 tấn CO2/năm.

Ở quy mô quốc gia, theo Ngân hàng Thế giới, năm 2022, số đo "dấu chân carbon" của Việt Nam là khoảng 344 triệu tấn CO2/năm. Con số hiện đứng thứ 17 trên toàn cầu. "Dấu chân" của Việt Nam đang to và đậm hơn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực. 

pollution-carbon.webp

Dấu chân càng nhiều, in càng đậm thì các tác động lên môi trường càng lớn, càng gây hại. Chính vì vậy, việc cắt giảm và xóa bỏ dấu chân Carbon là không chỉ là mục tiêu riêng một quốc gia nào mà chúng là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của toàn cầu.  Đây là cuộc chiến ứng phó lại với biến đổi khí hậu, cần sự đoàn kết của tất cả các quốc gia và một chiến lược dài hạn. Quá trình đòi hỏi sự thích ứng, chủ động hợp tác và nỗ lực thay đổi  trên mọi phương diện để mỗi dấu chân "nâu" có thể dần chuyển màu "xanh" và tạo ra một môi trường sống bền vững cho tương lai.

3. Làm thế nào để giảm đi dấu chân carbon 

Để ngăn chặn sự lún sâu của dấu chân carbon trên hành tinh, chúng ta cần hành động ngay thông qua các biện pháp thiết thực sau:

3.1 Giảm thiểu dấu chân carbon cho cá nhân:

  • Tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả:  Mỗi cá nhân cần ưu tiên sử dụng các thiết bị điện có nhãn dán tiết kiệm năng lượng, chủ động tắt các thiết bị điện khi không sử dụng và hạn chế tham gia lưu thông bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy để giảm thiểu lượng khí thải CO2, thay vào đó nên ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc đi xe đạp khi có thể.

save-energy.webp

  • Tái sử dụng, tái chế: Nên hạn chế sử dụng các loại túi ni lông, túi nhựa, hộp xốp dùng một lần mà nên tận dụng các túi vải, hộp đựng thức ăn có thể làm sạch và sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, cần phân loại rác thải tại nguồn đúng đắn và tái chế, tái sử dụng các vật liệu từ giấy, nhựa, kim loại... để bảo vệ môi trường.

reuse.webp

  • Lựa chọn lối sống xanh: Để giảm tối đa dấu chân carbon, mỗi cá nhân nên mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trồng nhiều cây xanh và hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, vì đây là loại thực phẩm có thể phát thải ra lượng CO2 lớn với môi trường. 1kg thịt bò phát thải lượng CO2 tương đương một chiếc ô tô chạy quãng đường 27km.

3.2 Giảm thiểu dấu chân carbon cho doanh nghiệp: 

Theo thống kê, ngành năng lượng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 63.3% tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành năng  lượng nói riêng và các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nói chung cần đẩy mạnh các biện pháp cắt giảm phát thải hiệu quả, an toàn và bền vững thông qua các giải pháp sau: 

  • Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Việc thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch là chìa khóa quan trọng trong quá trình cắt giảm phát thải CO2. Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối cần được thúc đẩy khai thác và sử dụng một cách hiệu quả hơn.

renewable.webp

  • Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và vận hành: Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình vận hành, áp dụng các công nghệ tiên tiên kết hợp sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí thải trong quá trình sản xuất, vận chuyển, và lưu trữ sản phẩm.
  • Giảm lượng rác thải: Tăng cường tái chế và tái sử dụng, cải thiện quy trình sản xuất để giảm lượng rác thải và khí thải liên quan. Hoặc có thể tận dụng nguồn rác thải phù hợp để làm nguồn tài nguyên chất đốt cho lò hơi, tái sử dụng trong quá trình vận hành.

green-industry.webp

  • Khuyến khích văn hóa xanh: Doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia vào các dự án trồng rừng, bảo vệ cây xanh và môi trường sống. 

4. Thuận Hải đồng hành cùng khách hàng xây dựng lối đi xanh, giảm dấu chân carbon 

Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp năng lượng, Thuận Hải luôn chủ trương đem đến cho khách hàng những giải pháp năng lượng hơi - nhiệt - điện hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. 

Đây cũng chính là động lực thúc đẩy Thuận Hải ngày càng mở rộng các công tác chuyển đổi năng lượng xanh, sử dụng Biomass trong sản xuất và vận hành các lò hơi của khách hàng, cũng như ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thị trường nhằm hạn chế tối đa lượng khí thải, rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động. Thuận Hải luôn mong muốn được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình làm mờ dấu chân carbon và đóng góp các giá trị tích cực cho cộng đồng - xã hội.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các giải pháp năng lượng hiệu quả, tối ưu, toàn diện

Theo dõi Thuận Hải

Có Thể Bạn Quan Tâm

KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ? 07 LOẠI KHÍ NHÀ KÍNH BẠN NÊN BIẾT

KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ? 07 LOẠI KHÍ NHÀ KÍNH BẠN NÊN BIẾT

Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng trong 30 năm trở lại đây, lượng khí nhà kính đến từ các hoạt động của con người đã tăng vọt đáng kể và gây ra những mối nguy hại mang tính chất toàn cầu. Trong bài viết này, hãy cùng Thuận Hải tìm hiểu Khí nhà kính là gì và 7 loại khí nhà kính bạn nên biết.

TRUNG HÒA CARBON LÀ GÌ?  LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI TRUNG HÒA CARBON?

TRUNG HÒA CARBON LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI TRUNG HÒA CARBON?

Carbon Dioxide (CO2) là khí nhà kính chiếm tỷ trọng cao nhất cũng như là nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên và gây ra hàng loạt các hệ lụy đáng lo ngại cho toàn bộ hệ sinh thái toàn cầu. Chính vì vậy, các hành động hướng tới mục tiêu Net Zero nói chung hay Trung hòa Carbon nói riêng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

NET ZERO LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NET ZERO?

NET ZERO LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NET ZERO?

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức mang tính toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người và toàn bộ hệ sinh thái trên hành tinh. Trước mối đe dọa này, các hành động hướng tới mục tiêu Net Zero cần được các quốc gia cấp thiết thực hiện và cam kết trách nhiệm vì mục tiêu chung.

0395 69 79 89