Tin tức
KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ? 07 LOẠI KHÍ NHÀ KÍNH BẠN NÊN BIẾT
Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng trong 30 năm trở lại đây, lượng khí nhà kính đến từ các hoạt động của con người đã tăng vọt đáng kể và gây ra những mối nguy hại mang tính chất toàn cầu. Trong bài viết này, hãy cùng Thuận Hải tìm hiểu Khí nhà kính là gì và 7 loại khí nhà kính bạn nên biết.
1. Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính (Green House Gas) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời. Sau đó chúng phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính (KNH).
Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm CO₂, CH₄, N₂O, O₃, hơi nước và các khí CFC… Khí nhà kính thực chất có vai trò quan trọng tới sự sống con người. Chúng giúp Trái đất duy trì nhiệt độ cân bằng ở 14°C. Điều đó rất tốt nếu như lượng khí nhà kính ở mức tự nhiên. Thế nhưng, kể từ cách mạng công nghiệp, con người thải ra lượng lớn khí nhà kính, phá vỡ sự cân bằng.
Bên cạnh đó, không giống như các khí khác trong khí quyển như oxy và ni tơ, khí nhà kính bị mắc kẹt trong bầu khí quyển. Giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất và biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn. Chúng không thể thoát ra khỏi hành tinh. Khi tồn tại với nồng độ cao, KNH sẽ khiến Trái Đất nóng lên, gây ra biến đổi khí hậu.
Khí nhà kính còn tồn tại rất lâu. Như khí Metan tồn tại trong bầu khí quyển khoảng 10 năm, Ni tơ tồn tại tới 120 năm và Carbon tồn tại tới 1000 năm.
Tìm hiểu thêm: Kiểm kê khí nhà kính và những quy định bạn cần biết
2. 7 loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính
Dưới đây là các chất khí là nguyên nhân hàng đầu tạo nên hiệu ứng nhà kính:
- CO₂ - Carbon Dioxide: CO₂ gây hiệu ứng kính nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất. Carbon Dioxit được giải phóng ra từ quá trình tự nhiên như hơi thở con người, động vật, hô hấp thực vật, núi lửa phun trào, các hoạt động sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch…
- CH₄ - Metan: Khí Metan được sinh ra trong quá trình phân hủy từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, rác thải, trồng lúa và sản xuất dầu khí.
- N₂O - Nitrous oxide: Khí Nitơ được sinh ra từ phương tiện giao thông, đốt cháy chất thải rắn, xử lý nước thải, sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp.
- PFCs - Các hợp chất perflorua cacbon: Đây là các chất cách điện, làm lạnh và trong loại vải không thấm nước… (tuy nhiên chất này đã bị loại bỏ từ năm 2015).
- HFCs - Các hợp chất hydro florua cacbon: Được sử dụng làm chất làm lạnh và chất trong bình chữa cháy (cách chất này sẽ bị loại bỏ vào năm 2050 theo nghị định thư Montreal)
- SF6 - Sulfua hexaflorit: SF6 được sử dụng làm môi trường không dẫn điện. Khí này thường được tìm thấy trong các quy trình sản xuất dệt, nhuộm…
- NF3 - Nitrogen Trifluoride: NF3 xuất hiện nhiều trong công nghiệp bán dẫn.
Trong 7 loại khi nhà kính này, 3 loại chính là CO₂, CH₄ và N₂O. Các khí còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Bảng bên dưới là chỉ số GWP (Global Warming Potential) của một số loại khí nhà kính. Chỉ số GWP thể hiện khả năng gây nóng lên toàn cầu của các loại khí nhà kính, xét trên cùng 1 khối lượng.
KHÍ NHÀ KÍNH | GWP (AR4) | GWP (AR5) |
Khí carbonic (CO2) | 1 | 1 |
Mê tan (CH4) | 25 | 28 |
Ni tơ oxit (N2O) | 298 | 265 |
Clorofluorocacbon CFC-11 | 4675 | 4660 |
Sulpherhexaflorua | 22800 | 23500 |
Theo bảng trên, SF6 là khí có chỉ số GWP cao nhất, lên tới 22800, trong khi chỉ số này ở CO₂ là 1. Tuy nhiên, CO₂ lại là khí chiếm tỉ trọng lớn nhất với lượng khí thải trung bình hiện nay là 54 tỉ tấn/năm, tức khoảng 1.700 tấn/giây, mức cao nhất mọi thời đại. Sự tăng lên của con số này là nguyên nhân hàng đầu của sự nóng lên của Trái Đất gia tăng với tốc độ chưa từng thấy là hơn 0,2 độ C mỗi thập kỷ.
3. Khí nào không phải khí nhà kính
Thành phần chính của khí quyển Trái Đất là N₂, Oxy và Argon, không phải là khí nhà kính. Bởi các chất này hầu như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bức xạ hồng ngoại.
Tình trạng khí nhà kính ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy, sự phát triển của một nền kinh tế Carbon thấp, giảm phát thải ròng, chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển xanh và sạch là rất cần thiết. Song song đó là các giải pháp đồng bộ để “phủ xanh” Trái Đất như sử dụng hiệu quả tài nguyên, trồng thêm cây xanh, sử dụng nhiên liệu sinh học thay cho nhiên liệu hóa thạch. Nhằm gia tăng lượng khí “sạch” và không đóng góp C02 ròng vào bầu khí quyển.
4. Các nguồn phát thải khí nhà kính
Phát thải khí nhà kính trên thế giới được chia thành các lĩnh vực sau:
4.1 Lĩnh vực năng lượng
Theo dữ liệu được cập nhật vào năm 2019 có tới 76% lượng KNK đến từ ngành năng lượng. Quá trình sản xuất và phân phối năng lượng của toàn thế giới đã thải ra 76% lượng KNK. Trong đó bao gồm lượng khí thải từ quá trình sản xuất nhiệt, điện, nhiên liệu vận tải, phân bón, hàng tiêu dùng, các tòa nhà và rò rỉ khí đốt.
4.2 Lĩnh vực nông nghiệp
Gồm canh tác và thay đổi mục đích sử dụng đất chiếm đến 12% lượng khí thải. Cây cối và đất dinh dưỡng có xu hướng hấp thụ khí CO₂ từ không khí nhiều hơn thải ra. Nhưng khi rừng bị thay thế bằng nông trại, những con đường, tòa nhà, khí carbon vốn được tích trữ sẽ thải ra lại không khí.
4.3 Lĩnh vực công nghiệp
Đây là một trong những nguồn phát thải KNK tăng nhanh nhất và tăng 203% kể từ năm 1990. Khí thải từ sản xuất hóa chất, xi măng và nhiều vật liệu khác như cao su, vải, nhựa, thép… nhân tạo.
4.4 Chất thải
3,3% lượng phát thải khí nhà kính khác của con người đến từ lĩnh vực chất thải như: Bãi chôn lấp chất thải rắn (kể cả chất thải thực phẩm), phân loại nước thải, xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất.
5. Lời kết
Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về 7 loại khí nhà kính và các nguồn phát thải chính. Vấn đề tiếp theo là: Làm sao để giảm thiểu lượng phát thải? Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Vì vậy, việc kiểm soát khí thải đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với xu thế đó, Thuận Hải đã nghiên cứu và mang đến giải pháp năng lượng xanh cho doanh nghiệp sản xuất, giúp giảm đến 90% lượng khí thải CO2. Bạn có muốn doanh nghiệp của mình đạt được kết quả này?
Khám phá ngay: Giải pháp năng lượng xanh giúp giảm phát thải CO2
Theo dõi Thuận Hải
Có Thể Bạn Quan Tâm

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH BẠN CẦN BIẾT
Khí thải nhà kính là tác nhân chính gây ra hiện tượng trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu. Nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính (KNK) một cách bền vững, một trong những nền tảng quan trọng được xác định chính là kiểm kê khí nhà kính. Vậy hoạt động kiểm kê KNK là gì? Đối tượng và quy trình thực hiện ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.