Tin tức
VỎ TRẤU: TỪ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẾN NGUỒN SINH KHỐI TIỀM NĂNG
Vỏ trấu thường được nhắc đến như một loại phụ phẩm nông nghiệp không mang lại giá trị cao, nhưng định nghĩa này dần được thay đổi cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại. Ngày nay, nguồn sinh khối tiềm năng từ vỏ trấu đã và đang mở ra nhiều cơ hội đầy hứa hẹn trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
1. Trấu là gì?
Trấu hay vỏ trấu là phần vỏ cứng bao bên ngoài của hạt lúa, bảo vệ hạt trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khi đến mùa thu hoạch, người dân sẽ sử dụng máy tách vỏ chuyên dụng để thu thập và xử lý phần vỏ trấu bị loại ra.
2. Cấu tạo và đặc tính của vỏ trấu
Vỏ trấu có màu nâu, kích thước nhỏ và thường chiếm khoảng 20- 25% trọng lượng của hạt lúa. Thành phần chính trong vỏ trấu bao gồm:
- Cellulose: chiếm khoảng 50%
- Hemicellulose: chiếm từ 20 - 35%
- Lignin: chiếm từ 10 - 25%
- Protein: chiếm dưới 10%
- Ngoài ra còn có tỷ lệ nhỏ phần trăm của đường, khoáng chất và các chất hữu cơ khác
Các tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và loại trấu. Trong đó, Cellulose và Lignin là hai thành phần quan trọng nhất, còn độ ẩm của trấu thường có thể thay đổi do môi trường xung quanh.
3. Ứng dụng của vỏ trấu trong đời sống và sản xuất
Với nhiều đặc tính nổi bật, các công dụng từ vỏ trấu đã được khai phá và triển khai đa dạng trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất.
Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu từ vỏ trấu:
3.1 Dùng làm nhiên liệu đốt trong lò hơi
Trước đây, vỏ trấu thường được sử dụng làm chất đốt trong sinh hoạt với quy mô nhỏ lẻ, đem đến hiệu quả không cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu tăng cao về năng lượng tái tạo, vỏ trấu ngày nay đã được chế biến và xử lý đúng cách để cải thiện chất lượng và mang đến hiệu suất đốt cao hơn. Chính nguồn năng lượng này đã giúp trấu trở thành một trong những nhiên liệu đốt hiệu quả trong các lò hơi công nghiệp.
Nhiên liệu đốt từ vỏ trấu có thể dùng trực tiếp sau khi được sấy khô và loại bỏ các tạp chất, hoặc có thể nghiền và xay nhỏ hay ép viên tùy thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện tiếp nhận của từng lò hơi.
3.2 Dùng làm phân bón hữu cơ
Vỏ trấu có chứa nguồn dinh dưỡng phong phú bao gồm nhiều chất hữu cơ và khoáng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bằng cách sử dụng vỏ trấu làm phân bón hữu cơ, có thể giúp cây trồng tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên bề mặt, làm tăng khả năng hút nước, giữ độ ẩm và đồng thời ngăn chặn sự bay hơi nước nhanh chóng từ đất.
3.3 Dùng làm thức ăn chăn nuôi
Vỏ trấu có chứa thành phần chất xơ cao, đây là một nguồn thức ăn tự nhiên và giàu chất dinh dưỡng. Loại thức ăn được làm từ trấu còn có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và hiệu suất sinh trưởng của động vật nuôi. Điều này giúp người dân tối ưu hóa nguồn lương thực và tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nông nghiệp.
3.4 Dùng để xử lý nước thải
Trấu có cấu trúc rỗng và sợi cellulose, tạo ra một bề mặt lớn có khả năng hấp thụ và loại bỏ các chất hữu cơ, các chất hóa học hay các kim loại nặng như: chì, kẽm, cadmium,... gây ô nhiễm trong nước. Bên cạnh đó, vỏ trấu còn cung cấp một môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phân hủy, làm cho chúng dễ dàng xử lý hơn. Từ đó giúp cho môi trường nước trở nên xanh, sạch hơn.
3.5 Dùng làm vật liệu xây dựng
Trấu có khả năng hút ẩm và độ bền cao, vì vậy rất phù hợp được sử dụng trong sản xuất xi măng, gạch hay bê tông. Bên cạnh đó, trấu còn có khả năng cách nhiệt và chịu lực tốt, giúp giữ nhiệt và điều hòa không khí mát mẻ trong không gian của các công trình xây dựng.
Ngoài các công dụng được đề cập ở trên, trong ngành y học và thẩm mỹ làm đẹp cũng là những lĩnh vực mà vỏ trấu mang đến nhiều ứng dụng quan trọng. Chúng có khả năng làm sạch răng miệng, hỗ trợ rụng tóc, giảm cân, điều trị mụn, kiềm dầu hoặc được sử dụng như một phần của chế độ dinh dưỡng cho những người mắc các bệnh lý về đường huyết, tim mạch.
4. Tiềm năng sinh khối từ vỏ trấu
Với cấu tạo chứa nhiều Cellulose và Lignin là các hợp chất dễ cháy, vỏ trấu có khả năng đốt và tạo ra nhiệt lượng cao, có thể lên đến 4,000 kcal/kg. Chính vì vậy, đây được nhận định là nguồn nhiên liệu sinh khối đầy tiềm năng
Mặt khác, vấn đề giảm phát thải CO2 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu chưa bao giờ được quan tâm nhiều như hiện nay. Với xu hướng đó, nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh khối ngày càng tăng. Vỏ trấu và các sản phẩm làm từ trấu trở thành một lựa chọn nhiên liệu đốt hấp dẫn cho các doanh nghiệp.
Nguồn nhiên liệu tái tạo này không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh mà còn được xem là sự thay thế hiệu quả cho các nguồn nhiên liệu từ hóa thạch khác. Điều này thể hiện qua 3 lợi ích quan trọng của vỏ trấu:
- Lợi ích kinh tế: Giá bán của vỏ trấu hay các sản phẩm nhiên liệu được làm từ vỏ trấu như viên nén trấu, trấu nghiền, củi trấu đều thấp hơn rất nhiều so với than, dầu, gas... Điều này giúp giảm chi phí đầu vào và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Lợi ích môi trường: Vỏ trấu là nguồn tài nguyên có tính tái tạo và sẵn có luôn đảm bảo nguồn cung không bị giới hạn, trở thành ưu điểm lớn để đáp ứng cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra, tính trung hòa carbon từ trấu còn giúp cắt giảm lượng CO2 cũng như các khí gây ô nhiễm cho môi trường, hạn chế các tác động đến biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Lợi ích xã hội: Việc sử dụng nhiên liệu đốt từ vỏ trấu đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, cải thiện đời sống và thu nhập của họ. Bên cạnh đó, việc tận dụng nguồn tài nguyên này làm giảm thiểu lượng chất thải từ nông nghiệp, nâng cao chất lượng cảnh quan môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong khu vực.
5. Giá trị kinh tế của vỏ trấu
Nếu như lúc trước vỏ trấu chỉ được bán đi với giá rẻ hay được coi là thứ cho không thì ngày nay với công dụng làm nhiên liệu đốt trong các lò hơi công nghiệp đã giúp nguồn phụ phẩm này trở thành nguồn tài nguyên "hái ra tiền" quan trọng.
Cụ thể, vỏ trấu đã từng được bán với giá 500 đồng/kg nhưng con số này đã tăng với mức giá 1.300 - 2.100 đồng/kg trấu thô. Bên cạnh đó, nếu được trải qua các giai đoạn xử lý và chế biến thành viên nén trấu hoặc sản xuất thành củi trấu để bán hoặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế thì giá trị còn tăng gấp bội lần.
Theo đó, các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực này cũng dự báo, ngành sản xuất nhiên liệu đốt từ vỏ trấu có giá trị lên đến hàng tỷ USD, đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với Thuận Hải nếu cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc hỗ trợ tư vấn về trấu và các loại Biomass khác.
Theo dõi Thuận Hải
Có Thể Bạn Quan Tâm

DĂM GỖ, CỦI BĂM, GỖ BĂM - NGUỒN NHIÊN LIỆU SINH KHỐI TIỀM NĂNG
Dăm gỗ là một cái tên quen thuộc được ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Không chỉ đóng vai trò làm nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm từ gỗ, mà còn được xem là một trong những nguồn tài nguyên sinh khối (Biomass) đầy tiềm năng trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
