Tin tức
DĂM GỖ, CỦI BĂM, GỖ BĂM - NGUỒN NHIÊN LIỆU SINH KHỐI TIỀM NĂNG
Dăm gỗ là một cái tên quen thuộc được ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Không chỉ đóng vai trò làm nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm từ gỗ, mà còn được xem là một trong những nguồn tài nguyên sinh khối (Biomass) đầy tiềm năng trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
1. Dăm gỗ, củi băm, gỗ băm là gì?
Dăm gỗ ở các vùng miền khác nhau được biết đến với nhiều cái tên khác như: củi băm, gỗ băm, củi lát, gỗ lát, dăm lát, dăm băm,...
Đây là phụ phẩm thu được sau quá trình sản xuất phôi gỗ, thông qua quá trình đục, cắt, xẻ,...chế biến chúng thành những sản phẩm đồ gỗ đẹp mắt có giá trị thương mại. Những mảnh vụn, những mẩu gỗ nhỏ bị dư ra có kích thước dưới 3cm được gọi dăm gỗ.
Thông thường dăm gỗ sẽ được tạo ra từ nhiều loại cây gỗ khác nhau, tùy thuộc vào khu vực địa lý và ngành công nghiệp cụ thể, phổ biến nhất là gỗ cây cao su, gỗ cây bạch đàn, gỗ cây thông, gỗ cây keo và các loại gỗ không thương phẩm khác.
Tuy nhiên, nhu cầu về thị trường dăm gỗ ngày càng có xu hướng gia tăng nên việc chủ động tạo ra lượng lớn dăm gỗ dần trở nên phổ biến hơn. Người ta thường dùng những loại máy băm gỗ có công suất lớn để sản xuất ra hàng loạt những mảnh dăm gỗ có kích thước tương đương một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Thông số kỹ thuật của dăm gỗ:
- Nhiệt lượng (DB): < 2300 cal/g
- Độ ẩm: < 50%
- Độ tro: < 5%
- Tỷ trọng: 300 - 400 kg/m3
- % Lưu huỳnh: 0%
- Hình dạng: Độ dày 5 - 8mm, dài 30 - 100mm
Với thông số kĩ thuật như trên, có thể thấy dăm gỗ là một loại nhiên liệu sinh khối tiềm năng, có khả năng đốt cháy sinh nhiệt, phục vụ cho hoạt động sản xuất.
2. Thị trường dăm gỗ
Thị trường dăm gỗ trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều có những bước tiến tích cực nhờ vào nhu cầu tăng cao từ ngành công nghiệp gỗ, xu hướng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng như nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu tái chế và thân thiện.
Cụ thể, theo báo cáo thống kê từ Tổng cục Lâm nghiệp, trong năm 2023 Việt Nam xuất khẩu khoảng 19.5 triệu tấn dăm gỗ và viên nén với kim ngạch đạt 2.9 tỷ USD. Trong đó, dăm gỗ được bán ra trên 13 quốc gia, sản phẩm viên nén gỗ được xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm.
Hai sản phẩm này đều có mức độ tiêu thụ cao trên thị trường nội địa và quốc tế bởi chúng đều có khả năng cung cấp nhiệt lượng, thích hợp làm nhiên liệu đốt cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp sản xuất.
3. Lý do nên sử dụng dăm gỗ làm nhiên liệu đốt
Dăm gỗ là nguyên liệu đầu vào quan trọng, được ứng dụng đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau như: Sản xuất bột giấy, viên nén gỗ, xây dựng - nội thất, dùng làm vật liệu lót chuồng trong chăn nuôi và nông nghiệp, xử lý chất thải, ủ phân hữu cơ,...
Trong đó, việc tận dụng nguồn tài nguyên từ dăm gỗ làm nhiên liệu đốt trong lò hơi được các doanh nghiệp ưu tiên hơn cả vì không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao mà đồng thời còn an toàn và thân thiện với môi trường.
3.1 Hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí
Dăm gỗ có hàm lượng năng lượng cao, với các đặc tính nổi bật như: nhiệt trị hơn 2300 cal/g, độ ẩm thấp nên rất dễ bén lửa, sinh nhiệt mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với tính chất đồng nhất trong hình dạng, khi sử dụng dăm gỗ làm chất đốt sẽ giúp cho quá trình đốt cháy diễn ra một cách đồng đều và hiệu quả, nhiên liệu trong lò hơi được cháy lâu và cháy kiệt. Điều này giúp các nhà máy luôn đảm bảo nguồn năng lượng được cung cấp ổn định và giữ vững hiệu suất trong hoạt động.
Bên cạnh đó, giá thành của dăm gỗ thấp hơn so với các nhiên liệu khác như than đá hay dầu mỏ, do đó sử dụng dăm gỗ có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận kinh tế cao đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào một nguồn cung chất đốt cố định.
3.2 Cắt giảm lượng phát thải CO2
Dăm gỗ là một nguồn nhiên liệu tái tạo và sinh học, được coi là trung tính carbon. Nguyên do là hàm lượng carbon sinh ra khi dăm gỗ được đốt cháy sẽ được các cây trồng hấp thụ lại trong lại quá trình sinh trưởng của mình. Điều này tạo thành một chu trình tái tạo tự nhiên, tức là không làm gia tăng thêm lượng CO2 ra môi trường ngoài.
Chính vì vậy, việc sử dụng dăm gỗ làm nhiên liệu đốt sẽ không gây ra khói độc hại hay hóa chất gây ô nhiễm môi trường, góp phần cải thiện sức khỏe bầu khí quyển.
3.3 Tiết kiệm tài nguyên
Do tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, việc sử dụng dăm gỗ giúp thúc đẩy các hoạt động lâm nghiệp bền vững, giảm thiểu lượng chất thải từ quá trình chế biến gỗ và duy trì cân bằng hệ sinh thái.
Bên cạnh đó, khi sử dụng dăm gỗ làm chất đốt đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư nơi có rừng phát triển, chủ động tạo ra nhiều giá trị kinh tế hữu ích từ nguồn tài nguyên tự nhiên này.
4. Giá dăm gỗ hiện nay là bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, nhìn chung giá dăm gỗ thường rẻ hơn than đá hay các loại dầu nhiên liệu, do chi phí sản xuất và xử lý dăm gỗ thấp kéo giá thành thực tế của dăm gỗ trở nên "hấp dẫn" hơn.
Tuy nhiên, giá của dăm gỗ có thể dao động phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định như: vị trí, mùa vụ, nguyên liệu và nguồn cung,... Chính vì vậy để đảm bảo mua được dăm gỗ với giá tốt, các doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi thị trường và tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy.
5. Cách chọn nhà cung cấp dăm gỗ uy tín
Để chọn được nhà cung cấp dăm gỗ uy tín, các doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên các yếu tố về kinh nghiệm hoạt động, khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ vận chuyển,...
Thuận Hải tự hào là một trong những nhà thu mua, sản xuất và kinh doanh thương mại Biomass hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi sở hữu hơn 10 nhà máy sản xuất phân bố đều trên toàn quốc. Mỗi năm cung ứng ra thị trường hơn 1 triệu tấn Biomass, cam kết mang đến cho Khách hàng một nguồn cung dăm gỗ chất lượng, ổn định và liên tục với giá cả hợp lý nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về dăm gỗ và các loại nhiên liệu biomass.