Tin tức
VAI TRÒ CỦA LÒ HƠI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
Lò hơi đóng vai trò quan trọng trong ngành dệt may, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất sản xuất và tiết kiệm năng lượng.
Ngành dệt may với sự đa dạng và độ phức tạp trong các quy trình sản xuất, đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may cũng là cơ sở cho sự xuất hiện của nhiều công nghệ hiện đại, giúp giải quyết những khâu trọng yếu trong chuỗi cung ứng dệt may, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Trong đó, việc ứng dụng lò hơi được xem là phổ biến nhất.
1. Ứng dụng của lò hơi trong ngành công nghiệp dệt may
Vai trò quan trọng của lò hơi trong ngành công nghiệp dệt may là điều càng không thể phủ nhận để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Dưới đây là những ứng dụng của lò hơi trong sản xuất vải:
1.1 Nhuộm vải
Nhuộm vải là công đoạn tạo màu cho vải, giúp tăng tính thẩm mỹ và đa dạng hóa sản phẩm. Lò hơi cung cấp nhiệt độ cao và ổn định giúp quá trình nhuộm diễn ra nhanh chóng và đồng đều, đảm bảo chất lượng vải đạt tiêu chuẩn.
Lò hơi cung cấp nhiệt độ cao, giúp màu nhuộm thấm sâu vào sợi vải, tăng cường độ bám và bền màu, vải không bị phai màu khi giặt hay phơi nắng, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Hệ thống lò hơi công suất cao sẽ rút ngắn thời gian nhuộm, tăng năng suất, giúp nhà máy tiết kiệm chi phí, nguyên liệu mà vẫn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.2 Làm mềm & làm mịn vải
Làm mềm và làm mịn vải là quá trình nhằm cải thiện tính chất cơ học, thẩm mỹ và chất lượng của vải. Lò hơi có tác dụng cung cấp hơi nước cho quá trình làm mềm và làm mịn vải. Hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao, có thể xuyên qua các lớp vải dày, giúp làm mềm và làm mịn vải hiệu quả.
Quá trình làm mềm và làm mịn vải bao gồm hai bước chính: bước làm mềm và bước làm mịn.
- Bước làm mềm: nhằm giảm độ cứng, độ xù lông, độ co rút của vải, tăng độ bền, độ đàn hồi, độ mềm mại và độ thoáng khí của vải. Bước này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các chất hoạt động bề mặt (surfactant) hoặc các chất bôi trơn (lubricant) để xâm nhập vào sợi vải và giảm ma sát giữa các sợi. Quá trình này có thể được thực hiện ở dạng khô hoặc ướt.
- Bước làm mịn: nhằm tạo ra bề mặt vải phẳng phiu, bóng mượt, không nhăn, không bám bụi, thường được thực hiện bằng cách sử dụng hơi nước để ủi hoặc ép vải. Hơi nước có tác dụng giãn nở các sợi vải, loại bỏ các nếp nhăn, tạo ra áp lực để ép các sợi vải vào nhau. Quá trình này cũng có thể được thực hiện ở dạng khô hoặc ướt tương tự như quá trình làm mềm vải.
1.3 Hoàn thiện vải
Hoàn thiện vải là công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất vải, để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh với các tính năng mong muốn, lò hơi cần cung cấp hơi nước để sấy khô, định hình và tạo độ bóng cho vải.
- Sấy khô: Hơi nước nóng giúp sấy khô vải nhanh chóng và đồng đều, tránh tình trạng nấm mốc, ẩm ướt, mùi hôi hay ố vàng, tạo điều kiện dễ dàng bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
- Định hình: Lò hơi giúp định hình form dáng cho vải, đảm bảo sản phẩm sau khi hoàn thiện có độ phẳng đẹp mắt, độ đàn hồi tốt, không bị co rút hay biến dạng khi giặt và sử dụng.
- Tạo độ bóng: Hơi nước từ lò hơi làm mềm vải, giúp vải có độ co giãn tốt, không bị cứng hay xơ cạnh, dễ dàng làm sạch và chống bám bụi. Bên cạnh đó, hơi nước cũng có vai trò trong việc tạo độ bóng mượt, hạn chế nhăn hay xù lông, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
1.4 Cung cấp năng lượng
Lò hơi có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng cung cấp cho các thiết bị khác trong nhà máy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Các ứng dụng của lò hơi trong việc cung cấp năng lượng bao gồm:
- Cung cấp điện năng: Lò hơi có thể được sử dụng để tạo ra điện năng phục vụ cho các hoạt động trong nhà máy. Nguồn điện cục bộ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng lưới điện, tăng độ tin cậy và an toàn của hệ thống điện.
- Cung cấp nhiệt: Lò hơi có thể được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các thiết bị khác như máy sấy, máy giặt, máy ủi,… Việc tận dụng tối đa nhiệt lượng từ lò hơi sẽ tối ưu chi phí sản xuất, hạn chế thất thoát năng lượng, đồng thời tái sử dụng nước và hơi nước, cũng giúp tiết kiệm lượng nước tiêu thụ. Lò hơi cũng có thể sử dụng các nhiên liệu sạch như sinh khối, khí sinh học,… để giảm phát thải CO2.
1.5 Ứng dụng khác
Lò hơi còn được sử dụng trong các công đoạn khác như:
- Giặt vải: Lò hơi cung cấp nước nóng để giặt vải, giúp loại bỏ bụi bẩn làm sạch vải hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng, đồng thời giữ được màu sắc và chất lượng của vải.
- Chế biến sợi: Lò hơi cung cấp nhiệt để làm mềm và định hình sợi trước khi dệt, giúp sợi dễ dàng được kéo dài và xoắn, tăng độ bền và tính đồng nhất của sợi, giảm lượng sợi phế thải.
- In vải: Lò hơi cung cấp nhiệt để sấy khô mực in sau khi in, giúp mực in bám dính tốt hơn, hình ảnh rõ và sắc nét, hạn chế bị lem hay phai màu khi giặt và sử dụng.
2. Các lợi ích khi ứng dụng lò hơi trong ngành dệt may
Trong khi ngành dệt may liên tục phát triển và đối mặt với những thách thức mới, việc sử dụng lò hơi đã trở thành một chiến lược thông minh và bền vững. Từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí đến bảo vệ môi trường, lò hơi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tích cực của ngành dệt may. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ lò hơi tiên tiến cũng là bước đi quan trọng của doanh nghiệp hướng đến một tương lai bền vững và thị trường toàn cầu.
Sử dụng lò hơi trong ngành dệt may đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nổi bật sau:
- Nâng cao năng suất: Lò hơi giúp tăng tốc quá trình nhuộm và hoàn thiện vải, giảm thiểu thời gian sấy và làm khô, ổn định chất lượng sản phẩm, giúp nhà máy nâng cao năng suất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng lợi nhuận.
- Tối ưu chi phí: Lò hơi có hiệu quả năng lượng cao, giảm thiểu chi phí nhân công nhờ công nghệ vận hành tự động hóa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng và chi phí, tăng tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Sử dụng lò hơi đốt nhiên liệu sạch (biomass) giúp giảm phát thải CO2, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện chuyển đổi xanh ngành công nghiệp, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
3. Vì sao nên chọn Thuận Hải làm đơn vị vận hành lò hơi trong ngành dệt may?
Có thể nói, chất lượng hơi của lò hơi trong ngành dệt may sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, mức tiêu hao nhiên liệu của lò hơi trong nhà máy dệt may tương đối lớn, do đó các doanh nghiệp cần lựa chọn loại lò hơi phù hợp với nhu cầu sản xuất, đảm bảo tính ổn định trong quá trình vận hành để khai thác tối đa lợi ích của lò hơi.
Thuận Hải tự hào khi là đơn vị đầu tư và tiếp nhận vận hành lò hơi cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp dệt may. Thấu hiểu được những khó khăn mà một doanh nghiệp dệt may phải đối mặt, chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực để trở thành đối tác uy tín, cộng sự đa nhiệm, cùng chia sẻ và đồng hành với khách hàng tiến tới những giá trị bền vững trong sản xuất kinh doanh.
Lựa chọn Thuận Hải là đơn vị vận hành lò hơi chuyên nghiệp với những lý do sau:
- Cung cấp giải pháp toàn diện: Thiết kế, cung cấp giải pháp năng lượng phù hợp với ngành dệt may, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy. Đánh giá, tư vấn nâng cấp hệ thống lò hơi cho khách hàng để tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Xử lý tro xỉ, chất thải theo đúng quy định, tuân thủ an toàn môi trường.
- Tự chủ nhiên liệu: Cung cấp nguồn nhiên liệu đa dạng, ổn định. Tiên phong ứng dụng biomass và rác thải ngành dệt may làm chất đốt lò hơi.
- Sở hữu công nghệ: Thuận Hải không ngừng cập nhật, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới như: công nghệ lò hơi tầng sôi, lò hơi ghi xích, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống đồng phát,… Giám sát vận hành 24/24 thông qua hệ thống điều khiển giám sát trung tâm PLC-SCADA, mang đến hiệu quả vượt trội cho khách hàng.
- Hiệu suất cao: Kỹ thuật vận hành chuyên nghiệp, cam kết cung cấp đủ nguồn cung năng lượng hơi – nhiệt – điện cho hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Tối ưu chi phí: Thiết lập vận hành tự động hóa 100%, tinh giảm chi phí nhân công. Đo lường, tính toán nguồn cấp liệu hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát năng lượng.
- Đội ngũ chuyên môn: Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, thái độ làm việc tận tâm, được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ nghiệp vụ vận hành lò hơi.