Biomass, Sinh khối là gì?
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,… là những hệ quả từ việc phát thải CO2 không kiểm soát khiến trái đất nóng dần lên. Đứng trước tình trạng môi trường đáng báo động này, mục tiêu “net zero carbon” toàn cầu đã được đặt ra nhằm hướng tới mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Biomass ra đời với nhiệm vụ trở thành một giải pháp mới, thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống, mở ra một “tương lai bền vững” cho ngành công nghiệp năng lượng. Hãy cùng tìm hiểu về biomass trong bài viết dưới đây.
Biomass là gì?
Nhiên liệu sinh khối (hay còn gọi là biomass) là một loại nhiên liệu được sản xuất từ các nguồn tài nguyên sinh học, chủ yếu là từ thực vật và các loại rác thải hữu cơ. Năng lượng trong vật liệu sinh khối được tạo ra bởi thực vật thông qua quá trình quang hợp. Sinh khối có thể được sử dụng trực tiếp như một chất đốt hoặc chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng và khí thông qua các quá trình sản xuất khác nhau.
Biomass thường được sử dụng làm chất đốt trong các ngành công nghiệp để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu, gas,... việc đốt biomass sẽ giải phóng hàm lượng CO2 đã có trong chu trình carbon tự nhiên, vì vậy tác động ròng là không có thêm CO2 mới được thêm vào bầu khí quyển. Đây là lý do vì sao Biomass được gọi là “nhiên liệu xanh” thân thiện với môi trường.
Các dạng biomass
Biomass tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí và thường được đốt để giải phóng năng lượng.
- Dạng rắn: Đây là dạng thể phổ biến nhất của biomass, tận dụng từ phế phẩm nông – lâm nghiệp như: trấu, bã mía, bã cà phê, lõi ngô, vỏ cọ dầu, rơm, vụn gỗ,… Ngoài ra, chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt như: thức ăn thừa, giấy, các vật liệu hữu cơ khác,… cũng được xem là một dạng nguyên liệu biomass.
- Dạng lỏng: Biomass cũng có thể chuyển thành dạng nhiên liệu lỏng như metanol, etanol dùng trong các động cơ đốt trong.
- Dạng khí: Quá trình xử lý chất thải công nghiệp và nước thải trong các bể xử lý có thể tạo ra khí sinh học. Trong quá trình này, vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ để tạo ra khí sinh học, chủ yếu là methane (CH4) và carbon dioxide (CO2).. Khí methane tạo ra từ quá trình này có thể được thu gom và sử dụng như một nguồn năng lượng sinh khối.
Sự đa dạng trong nguồn nguyên liệu giúp biomass trở thành một nguồn năng lượng tái tạo linh hoạt và tiềm năng lớn.
Lợi ích & hạn chế của biomass
Lợi ích của biomass
Biomass được sử dụng từ cách đây rất lâu, phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Bảo vệ môi trường: Biomass là nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường, không làm tăng thêm CO2 vào không khí khi đốt. Việc sử dụng biomass có thể bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp và tiết kiệm chi phí.
- Giảm biến đổi khí hậu: Tình trạng biến đổi khí hậu là hệ quả của việc quá lạm dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, lượng khí thải khi đốt những loại nhiên liệu này tồn tại trong không khí gây ra các hiện tượng khí hậu xấu như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên. Sử dụng Biomass trong việc sản xuất năng lượng tương đương với việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch mang đến nhiều lợi ích với môi trường.
- Tận dụng phế phẩm nông - lâm nghiệp: Với sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp, nguồn chất thải được sinh ra ngày càng nhiều, đây cũng chính là nguồn nguyên liệu Biomass dồi dào, giúp giải quyết bài toán chất thải đồng thời tạo ra 1 nguồn tài nguyên to lớn, giá rẻ và đặc biệt rất thân thiện với môi trường.
- Năng lượng bền vững: Biomass là nguyên liệu sinh học có khả năng tái tạo cao và là điểm sáng cho tương lai của ngành công nghiệp năng lượng và môi trường. Thực vật có thể trồng lại và phát triển trong khoảng thời gian ngắn, không cần đợi hàng triệu năm như trong trường hợp của dầu mỏ hoặc than đá. Điều này giúp duy trì nguồn cung cấp Biomass liên tục mà không làm suy giảm nguồn lực tự nhiên.
Hạn chế của biomass
Tuy Biomass mang lại lợi ích trong việc giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để đối diện với những thách thức trong quá trình chuyển đổi nhiên liệu.
- Nhiệt lượng thấp: So với nhiên liệu hóa thạch, biomass thường có hàm lượng năng lượng thấp hơn, điều này có thể gây ảnh hưởng tới hiệu suất cung cấp năng lượng.
- Phụ thuộc vào địa lý: Khả năng cung cấp nhiên liệu biomass phụ thuộc vào vùng địa lý cụ thể vì sự khác biệt trong tài nguyên cây trồng và khí hậu. Do đó, nguồn cung cấp nhiên liệu Biomass có thể biến động lớn tùy thuộc vào vùng địa lý.
- Yêu cầu hệ thống chuyên nghiệp: Việc sử dụng biomass yêu cầu hệ thống đốt chuyên biệt. Điều này đòi hỏi việc thiết kế lò hơi và công nghệ đốt hiện đại để đảm bảo hiệu suất tối đa và giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Nắm bắt được xu thế của thị trường về việc phát triển các nguồn nhiên liệu tuần hoàn, Thuận Hải đã đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất - cung ứng nhiên liệu sinh khối và phân phối ra thị trường. Hiện nay, Thuận Hải đang sở hữu 6 nhà máy sản xuất viên nén trấu, củi băm tại Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Bình Phước, Quảng Nam, đảm bảo nguồn cung ổn định cho khách hàng.
Thuận Hải | Giải pháp năng lượng bền vững cho tương lai
Công Ty Cổ Phần Thuận Hải
Địa chỉ: Tòa nhà Thuận Hải, Lô Vb.20a2, Đường số 24, Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 1900 1766
Email: marketing@thuanhai.com.vn
Website: https://thuanhai.com.vn/
>>> Tìm hiểu thêm: Tiềm năng năng lượng Biomass tại Việt Nam
-----------------------------------------------------------------------------
Tổng hợp.